Tìm hiểu về máy hút dịch đờm: công dụng, cách sử dụng
Máy hút dịch đờm là một thiết bị y tế thông dụng và được sử dụng khá rộng rãi hiện nay. Với tính năng ưu việt của mình, thiết bị giúp người bệnh giải quyết tốt những vấn đề về hô hấp. Sau đây, hãy cùng Thiết bị y tế Đức Nga tìm hiểu kỹ hơn về loại máy này nhé.
Xem thêm: Một số điều cần lưu ý khi mua máy hút dịch mũi cho trẻ sơ sinh
Máy hút dịch đờm là gì? Công dụng?
Là thiết bị y tế thông dụng được dùng để hút dịch đàm nhớt tại cổ họng. Được thiết kế phù hợp cho cả trẻ em và người lớn. Bên cạnh đó, máy thích hợp sử dụng để hút đàm nhớt do bệnh viêm phế quản, hen suyễn, COPD. Thậm chí trong quá trình giải phẫu hay hôn mê. Những công dụng chính của máy cụ thể như sau:
- Có khả năng làm sạch dịch, các chất nhầy. Cụ thể là đàm, để khai thông cho đường hô hấp.
- Giúp sự lưu thông trao đổi khí được thuận lợi hơn.
- Hạn chế bị nhiễm khuẩn do ứ đọng hay tích tụ đờm dãi.
- Có khả năng hút sâu (hút vào đường hô hấp dưới) để kích thích phản xạ ho.
Những trường hợp cần thiết nên dùng máy hút dịch đờm
- Người bệnh đang hôn mê, co giật và có xuất tiết nhiều đờm.
- Người bệnh đang có nhiều đờm nhưng không tự khạc ra được.
- Trẻ em bị sặc bột, trẻ sơ sinh bị sặc nước ối ngạt.
- Người bệnh bị hít phải chất nôn.
- Người bệnh mở khí quản, phải đặt ống nội khí quản thở máy.
Quy trình hút đờm được thực hiện như thế nào?
Đầu tiên, cần lưu ý cầm ống hút bằng tay thuận để tránh nhiễm khuẩn khi tiến hành hút đờm. Tiếp theo, đưa ống hút vào trực tiếp mũi hoặc miệng. Thao tác này phải được diễn ra một cách nhẹ nhàng để tránh tổn thương niêm mạc. Sau đó, đặt ống hút đờm vào đúng vị trí cần hút. Bịt lỗ phụ bên cạnh ống rồi rút ống thông ra. Cần chú ý vệ sinh và khử trùng đầu ống hút sau mỗi lần hút. Rồi mới tiếp tục việc hút đờm rãi. Cuối cùng là vệ sinh mũi, họng cho bệnh nhân sau khi hoàn thành.
Máy hút dịch đờm, mũi 2 bình lucass ss-8a
Những lưu ý khi sử dụng máy hút dịch đờm
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi tiến hành dùng máy. Để tránh xảy ra các biến chứng như: tổn thương niêm mạc mũi, đường thở; nhiễm khuẩn;…
- Kiểm tra và đảm bảo kỹ thuật vô khuẩn trong quá trình hút thông đường hô hấp dưới. Nhằm tránh gây bội nhiễm cho người bệnh.
- Tuyệt đối không dùng chung ống thông, khay quả đậu. Hay kẹp phẫu tích cho cả hút đường hô hấp trên, dưới.
- Cần chia những khu vực riêng hoặc có đánh dấu rõ ràng các dụng cụ dùng để hút. Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
- Thường xuyên hút đờm dãi cho người bệnh nhưng không được hút liên tục nhiều lần. Không hút quá dài trong một lần, không hút quá sâu và với áp lực mạnh. Để tránh cho đường hô hấp không may bị tắc nghẽn, thiếu oxy. Hoặc nặng hơn là tổn thương niêm mạc.
Trên đây là những thông tin về máy hút dịch đờm mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn. Qua bài viết này, Thiết bị y tế Đức Nga hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích và thú vị. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn hay hỗ trợ gì nhé.