Tìm hiểu về máy đo huyết áp cơ: cấu tạo, ưu điểm, nhược điểm
Máy đo huyết áp cơ là một trong những thiết bị y tế thông dụng nhất. Thiết bị giúp đưa ra các chỉ số huyết áp chính xác để theo dõi tình hình sức khỏe của con người. Hãy cùng Thiết bị y tế Đức Nga tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
Xem thêm: Tiêu chí chọn máy đo huyết áp tại nhà bạn cần biết
Máy đo huyết áp cơ là gì?
Là một thiết bị có giúp đưa ra các chỉ số huyết áp chính xác. Dựa trên những nguyên lý hoạt động đơn giản: Tạo ra một áp lực lớn hơn áp suất tâm thu dự kiến, ngăn chặn sự chuyển động của máu rồi giảm từ từ áp lực. Người thực hiện đo huyết áp sẽ lắng nghe những chuyển động của dòng máu qua mạch. Từ đó nhận được các chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương. Đây là thiết bị được sử dụng phổ biến ở bệnh viện, phòng khám hay các cơ sở y tế.
Cấu tạo của máy đo huyết áp cơ
- Vòng bít: Được nối với quả bóp cao su bằng một ống dẫn khí. Được làm bằng vải, có các kích cỡ khác nhau để phù hợp với bắp tay người cần đo.
- Đồng hồ đo: Nơi hiển thị các chỉ số huyết áp.
- Quả bóp cao su: Được dùng làm công cụ bơm hơi vào vòng bít để làm tăng áp lực gây ra.
- Ống nghe: Giúp khuếch đại âm thanh, hỗ trợ việc phát hiện âm thanh mạch đập dễ dàng hơn.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
- Cho kết quả đo chính xác cao.
- Có khả năng chịu va đập cao hơn so với các dòng máy tự động.
- Có thiết kế nhỏ gọn, thuận tiện khi mang theo.
- Không sử dụng pin, điện. Nhờ đó giúp tiết kiệm được nguồn năng lượng.
- Giá thành hợp lý, trong khoảng vài trăm nghìn đồng.
- Việc nghe huyết áp, mạch đập được trực quan. Điều này giúp bạn có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng bệnh.
Nhược điểm
- Những người có chuyên môn mới có thể sử dụng được máy. Do đó, bạn cần học cách dùng trước khi sử dụng để đảm bảo tính chính xác.
- Cần được chỉnh lại theo định kỳ 6 tháng/ lần để đảm bảo kết quả đo chính xác.
- Không thể tự đo cho chính bản thân cho dù bạn có biết đo đi chăng nữa. Vì độ chính xác khi đo sẽ bị sai lệch khá nhiều.
- Không có chức năng đo nhịp tim bất thường, kết quả dựa vào kết luận của người đo.
Cách sử dụng máy đo huyết áp cơ
Chuẩn bị trước khi đo
- Tiến hành chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết.
- Người cần đo huyết áp phải trong tư thế thả lỏng. Phần cánh tay phải được đặt ngay ngắn trên một bề mặt có chiều cao ngang ngực.
Tiến hành đo
- Đặt phần loa của ống nghe ở trên mạch và dưới vòng bít.
- Bóp quả bóp cao su để đưa hơi vào vòng bít.
- Tiến hành bóp quả bóp liên tục cho đến khi không còn nghe tiếng mạch đập. Sau đó, tiếp tục bơm hơi để tăng áp lực vòng bít thêm khoảng 30mmHg.
- Xả hơi khỏi vòng bít thật chậm rãi, từ từ. Lưu không được xả quá nhanh để tránh ảnh hưởng đến kết quả đo.
Đọc kết quả đo
- Sau khi xả hơi, để ý kĩ âm thanh mạch qua ống nghe cũng như chỉ số hiển thị trên bề mặt đồng hồ đo
- Tại thời điểm người đo phát hiện tiếng mạch đập đầu tiên, số chỉ trên bề mặt đồng hồ chính là huyết áp tâm thu.
- Ngay khi âm thanh cuối cùng biến mất, ta thu được huyết áp tâm trương là số chỉ của đồng hồ.
Xem thêm: Những loại máy đo huyết áp OMRON phổ biến hiện nay
Trên đây là một số thông tin về máy đo huyết áp cơ mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn. Qua bài viết này, Thiết bị y tế Đức Nga hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị.