Ngâm chân với gì thì tốt? Công thức pha nước ngâm chân cực đơn giản!

Ngâm chân với gì thì tốt? Ngâm chân như thế nào để cải thiện sức khỏe xương khớp và các bệnh khác liên quan đến thải độc tố, điều hòa cơ thể? Hãy cùng Thiết bị y tế Đức Nga tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao nên ngâm chân?

Các huyệt đạo dưới bàn chân tác động đến hầu hết các bộ phận, cơ quan trên cơ thể. Ngâm chân giúp khai thông vận chuyển đường huyết trong cơ thể. Điều hòa huyết áp, loại bỏ khí lạnh (điều hòa nhiệt độ) và độc tố. Nhờ vậy mà bạn có thể tránh được một số bệnh tật, ngủ ngon giấc hơn và đôi chân luôn khỏe mạnh.

Tại sao nên ngâm chân?

Sau khi ngâm chân, có thể mát xa chân để tăng thêm hiệu quả. Nếu bạn cảm thấy ấm và đổ mồ hôi nhẹ, điều đó có nghĩa là việc ngâm chân đã bước đầu có tác dụng. Ngoài ra, vào mùa đông, bạn nên uống nước ấm (có thể trong hoặc sau khi ngâm chân). Đặc biệt là nước gừng để giữ ấm cho cơ thể.

Hướng dẫn cách ngâm chân hiệu quả

Ngâm muối

Đây là phương pháp hiệu quả cho ngâm chân với gì thì tốt. Ngâm muối rất dễ làm mà hiệu quả mang lại vô cùng tuyệt vời. Nước muối có tác dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và làm ấm cơ thể. Ngâm chân trong nước muối 15 phút mỗi tối trước khi đi ngủ để cơ thể được thư giãn. Giảm các triệu chứng lạnh chân tay, đồng thời ngăn ngừa và đẩy lùi bệnh viêm khớp. 

Ngâm muối

Nếu bạn là người bận rộn và không có thời gian để nấu nước ngâm chân, thì sử dụng nước muối là hoàn toàn phù hợp. Chỉ cần thêm 2 thìa muối vào nước ấm là bạn đã có ngay một bồn nước ngâm chân cho riêng mình trong vòng chưa đầy 2 phút. 

Ngâm chân với gừng

Trong đông y, gừng có vị cay nồng, ấm, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Ngâm chân bằng nước ấm pha gừng giúp giãn nở mạch máu, tăng tuần hoàn máu khắp cơ thể. Giảm đau nhức xương khớp, giúp làm ấm cơ thể, nhất là trong mùa đông lạnh giá. Ngoài ra, hương thơm dễ chịu của tinh dầu gừng còn có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng. 

Ngâm chân với gừng

Cách ngâm chân bằng gừng rất đơn giản, bạn chỉ cần gọt vỏ 100g gừng, rửa sạch rồi xay hoặc giã nhuyễn với 2 lít nước. Đun sôi nước, cho gừng và có thể là một thìa cà phê muối trắng. Nấu thêm 5 phút để tinh chất gừng hòa tan vào nước và muối tan hết. Sau đó, tắt bếp để nước nguội đến khoảng 50 độ C rồi đổ ra dụng cụ ngâm chân.

Ngâm chân với sả

Sả là một cây gia vị và vị thuốc rất phổ biến ở Việt Nam. Tinh dầu Sả có khả năng kháng lại một số vi sinh vật gây bệnh. Lượng tinh dầu dồi dào là thành phần chính trong cây Sả, trong đó chứa nhiều hợp chất thơm như Citral, Geraniol,… bởi vậy mùi hương của tinh dầu sả rất dịu nhẹ. Tinh dầu sả được ứng dụng rất nhiều trong các ngành làm đẹp, chăm sóc da, xua đuổi côn trùng, giảm đau,…. Ngâm chân với nước sả mỗi ngày  có tác dụng thư giãn, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ. 

Ngâm chân với sả

Ngoài ra, nhờ tính chất kháng khuẩn, ngâm chân với sả còn có tác dụng ngăn ngừa và giảm các triệu chứng hôi chân. Để nấu nước sả ngâm chân, bạn cần chuẩn bị 2 lít nước, 5 nhánh sả và một thìa cà phê muối. Bạn hãy đập dập sả, cho vào nồi nước, thêm muối và đun sôi khoảng 5 phút để tinh chất sả hòa tan vào nước. Sau đó tắt bếp để nguội đến khoảng 50 độ C thì đổ ra dụng cụ ngâm chân.

Ngâm với tinh dầu và thảo mộc

Bạn cũng có thể ngâm chân kết hợp nhiều loại dầu thảo mộc khác nhau. Chẳng hạn như tinh dầu ngải cứu giúp giảm đau và chống hôi chân hiệu quả; Tinh dầu khuynh diệp giúp điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm như nghẹt mũi,  đau đầu. Tinh dầu hoa oải hương giúp giảm căng thẳng mệt mỏi. Hay ngâm chân với tinh dầu quế kết hợp với massage không những thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu. Tăng cường quá trình trao đổi chất, mà còn giảm stress, chữa bệnh, phòng bệnh và kéo dài thanh xuân…

Ngâm với tinh dầu và thảo mộc

Ngoài các tác dụng kể trên, ngâm chân với tinh dầu còn có thể phòng tránh được một số bệnh liên quan đến xương, khớp bàn chân. Chọn mua tinh dầu mà bạn thích (tinh dầu sả chanh, tinh dầu oải hương, tinh dầu trà xanh,…). Sau đó cho khoảng từ 5 đến 6 giọt tinh dầu vào chậu nước ấm khoảng 40 độ C đến 42 độ C đã để sẵn sau đó tiến hành ngâm chân.

Những lưu ý để đạt hiệu quả cao khi ngâm chân

Bạn nên ngâm chân ở nhiệt độ thích hợp (khoảng 40 độ C). Nóng quá sẽ làm bỏng da, lạnh quá sẽ không tốt. Sau khi ngâm khoảng 5 – 10 phút, nước trong chậu không còn giữ được nhiệt độ như cũ. Bạn nên cho thêm một ít nước nóng để giữ nhiệt độ nước ở nhiệt độ phù hợp.

Không ngâm chân bằng lá giả nếu có vết thương, vết loét, nhiễm trùng, phụ nữ có thai, người bị suy tĩnh mạch. Sau khi ngâm, bạn cần lau khô chân để không bị ướt. Trước và sau khi ngâm chân, bạn nên uống thêm nước ấm để giải độc và tạo điều kiện cho các phản ứng hydrat hóa được diễn ra nhiều hơn. Nhằm bổ sung nước cho các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời nên ngâm chân sau ăn khoảng 1 tiếng. Thời gian ngâm chân tốt nhất là trước khi ngủ 30 phút.

Những lưu ý để đạt hiệu quả cao khi ngâm chân

Khi ngâm chân trong bồn hoặc chậu nước, hãy đảm bảo nước ngập đến mắt cá chân. Điều này sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Nếu bạn đang nhúng chân vào một vật cao như xô. Hãy đổ nước ngập đến một nửa chiều dài bắp chân của bạn.

Xem ngay: Hướng dẫn ngâm chân cho bà bầu thư giãn giảm phù nề

Bài viết trên đã tổng hợp thông tin liên quan đến việc nên ngâm chân với gì thì tốt. Giúp bạn phần nào nắm rõ một số công thức cũng như cách thực hiện hiệu quả nhất. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào cần được giải đáp. Hãy liên hệ ngay với Thiết bị y tế Đức Nga qua hotline 039 4086 369 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

039.4086.369