Giải đáp 3 chỉ số trên máy đo huyết áp là gì?

Đo huyết áp là một trong những phương pháp kiểm tra tình trạng sức khỏe phổ biến và thường được thực hiện bằng máy đo huyết áp. Vậy “3 chỉ số trên máy đo huyết áp là gì?” vẫn là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Hãy cùng Thiết bị y tế Đức Nga tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Xem thêm: Tiêu chí chọn mua máy đo huyết áp tại nhà bạn cần biết

3 chỉ số trên máy đo huyết áp là gì?

Chỉ số huyết áp là con số đo thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp và khi tim giãn ra. Thông thường, có 3 loại chỉ số đo phổ biến thường xuất hiện trên máy đo huyết áp, cụ thể đó là: 

  • Huyết áp tâm thu: Là chỉ số huyết áp lớn nhất khi đo, thường nằm ở vị trí phía trên. Chỉ số này thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim đang co bóp.
  • Huyết áp tâm trương: Là chỉ số huyết áp thấp nhất khi đo, thường nằm ở vị trí phía dưới. Chỉ số này thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim giãn ra. 
  • Chỉ số còn lại là mạch đập, thường có ký hiệu là PULSE. 

Máy đo huyết áp BOSO MEDISTAR 

Hướng dẫn đọc chỉ số huyết áp 

Bước 1: Chuẩn bị trước khi đo

Yêu cầu người đo huyết áp nằm duỗi thẳng trên giường, đặt đầu kê cao. Cách khác là người cần đo có thể ngồi yên, thẳng lưng trên ghế và đặt chân song song trên sàn nhà.

Bước 2: Đo huyết áp 

Bạn dùng máy đo huyết áp để đo các chỉ số huyết áp.

  • Đối với máy đo huyết áp cổ tay: Quấn băng đo huyết áp vào phần cổ tay sao cho cách cổ tay khoảng 1cm. Bên cạnh đó, tay cần đặt chéo ngang ngực khoảng 45 độ, ngang với tim. 
  • Đối với máy đo huyết áp bắp tay: Quấn băng vào phần cánh tay bên trong sao cho cách phía trên khuỷu tay 3 cm và ngang với tim. 

Một điểm bạn cần lưu ý là không nên quấn băng quá chặt sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đo. 

Bước 3: Đọc kết quả đo

Sau khi nghe tiếng “bíp”  tức là máy đã thực hiện xong quá trình đo huyết áp, bạn có thể đọc các chỉ số huyết áp theo thứ tự từ trên xuống dưới. Thứ tự này tương đương với chỉ số huyết áp khi tim co, tim giãn và nhịp tim đập.

Huyết áp bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số huyết áp bình thường theo phân loại của Hội tim mạch và huyết áp Châu âu (ESC/ESH) năm 2018 là:

  • Huyết áp tâm thu từ 90 mmHg đến 129 mmHg.
  • Huyết áp tâm trương: Từ 60 mmHg đến 84. 

Cần thận trọng khi kết luận một người bị tăng huyết áp và chỉ được khẳng định là bệnh khi tăng huyết áp thường xuyên. Chính vì thế, phải đo huyết áp nhiều lần trong ngày (sáng, trưa, tối) và theo dõi trong nhiều ngày. Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng.

Ngoài ra, ở một số người huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress. Hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng,… 

Những lưu ý cần biết khi đo huyết áp

  • Tinh thần người được đo phải thoải mái. Tốt nhất là nên nghỉ ngơi ổn định tại chỗ 10 phút trước khi đo.
  • Tuyệt đối không được dùng các chất kích thích như: rượu, bia, trà, cà phê,… trước thời gian đo.
  • Khi đo, người bệnh cần ngồi thẳng lưng. Không nên bắt chéo cẳng chân và tay để ngang tim.
  • Không cử động nhiều trong thời gian đo. Không nói chuyện, nghe điện thoại hay làm việc riêng vì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả đo. 
  • Không dùng thuốc hạ huyết áp, thuốc ngừa thai,… trước khi tiến hành đo. 
  • Bên cạnh đó, nếu bạn đo huyết áp tại cơ sở y tế như: phòng khám, trạm y tế, thì cần phải đo mỗi ngày và đo trong 3 ngày. Điều kiện đo là không có bệnh lý nào khác liên quan bệnh tim mạch, đái tháo đường. Thời điểm đo tốt nhất là vào buổi sáng. Ngược lại, nếu đo tại nhà thì bạn cần phải đo mỗi ngày. Cụ thể là vào buổi sáng sau khi thức dậy và đo trong 5 ngày đều cùng thời điểm vào buổi sáng. Việc này sẽ giúp bạn nắm rõ được chỉ số huyết áp cũng như tình hình sức khỏe của mình. 

Xem thêm: Sử dụng máy đo huyết áp như thế nào cho đúng cách?

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về câu hỏi “3 chỉ số trên máy đo huyết áp là gì?”. Qua bài viết này, Thiết bị y tế Đức Nga hy vọng bạn đã tìm được câu trả lời chính xác cho những thắc mắc của mình cũng như có thêm những kiến thức bổ ích. 

 

039.4086.369