Đo nồng độ Oxy trong máu: Những điều bạn không thể bỏ qua!

Đo nồng độ Oxy trong máu là thuật ngữ vô cùng quen thuộc được nhiều người nhắc tới trong lĩnh vực Y tế. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu nồng độ Oxy trong máu là gì? Những thông số cũng như vì sao nên đo chỉ số này. Đây là câu hỏi chung đặt ra của rất nhiều người. Chính vì vậy, hãy cùng Thiết bị Y tế Đức Nga giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài dưới đây. 

Nồng độ Oxy trong máu là gì? 

Đo nồng độ Oxy trong máu: Những điều bạn không thể bỏ qua!

Đây là kiến thức về Y học. Vì vậy có thể nhiều người chưa thực sự hiểu đúng về chúng. Hiểu đơn giản, nồng độ Oxy trong máu là lượng Oxy lưu thông trong máy. Trong lĩnh vực Y học, nồng độ Oxy này còn được gọi là SpO2 (Saturation of Peripheral Oxygen). Chỉ số này được dùng để đo tỷ lệ Hemoglobin Oxy hóa so với tổng lượng Hemoglobin trong máu. 

SpO2 được coi là một trong năm dấu hiệu sinh tồn cơ bản của cơ thể con người, cụ thể bao gồm: SpO2, mạch, nhiệt độ, huyết áp và nhịp thở. Khi bị thiếu Oxy máu, các cơ qua như tim mạch, gan hay não.. là bộ phận chịu tác động trực tiếp nhanh nhất. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, nồng độ Oxy trong máu vô cùng quan trọng và cần được kiểm tra liên tục. Tránh để xảy ra tình trạng nguy hiểm cho người bệnh.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng máy xông dung khí cho trẻ sơ sinh

Vì sao cần đo nồng độ Oxy trong máu?

Đo nồng độ Oxy trong máu: Những điều bạn không thể bỏ qua!

Việc đo nồng độ Oxy trong máu là vô cùng cần thiết. Nếu tất cả các phân tử Hemoglobin trong máu đều gắn với Oxy thì độ bão hòa của Oxy là 100%. Điều này thể hiện cơ thể bạn đang thực hiện việc phân phối Oxy đi khắp cơ thể rất tốt. Chỉ số Oxy trong máu vô cùng quan trọng và cần thiết. Chúng là chỉ số đánh giá được tình trạng sức khỏe của con người. 

Sau đây là thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo. Nếu đồng độ Oxy trong máu thấp hơn so với quy định. Có thể thấy việc giảm Oxy trong máu đang biểu hiện rõ rệt. Điều này dễ dàng nhận thấy việc khó khăn trong vận chuyển của Oxy đến các cơ quan. Ngoài ra, đo SpO2 còn giúp bạn xác định được lượng Oxy trong máu. Từ đó giúp bạn biết được có nên bổ sung Oxy không. 

– Chỉ số từ 97 đến 99%: Chỉ số Oxy trong máu tốt, đảm bảo. 

– Chỉ số từ 94 đến 96%:Chỉ số Oxy trong máu đạt mức trung bình, cần thở thêm Oxy.

– Chỉ số từ 90 đến 93%: Chỉ số Oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

– Chỉ số dưới 92%: Đây có thể là một trong những dấu hiệu của suy hô hấp rất nặng.

>>> Xem thêm: Lưu ý khi sử dụng máy hút dịch mũi cho bé

Đo nồng độ Oxy trong máu bằng gì?

Hiện nay, để kiểm soát và đo nồng độ Oxy trong máu. Bạn có thể đi xét nghiệm đo khí máu động mạch hoặc sử dụng máy đo SpO2. Nhu cầu sử dụng ngày một tăng cao, vì vậy việc sử dụng máy đo SpO2 ngày một phổ biến hơn. Người bệnh có thể dễ dàng sử dụng và kiểm tra tình hình sức khỏe ngay tại nhà. Đơn giản – thuận tiện và nhanh chóng.

Máy đo SpO2 được thiết kế rất nhỏ gọn. Được sử dụng bằng cách đeo vào ngón tay, hoặc trên tai hay ngón chân. Chỉ cần đeo vào, máy sẽ tự động đo nồng độ Oxy trong máu một cách gián tiếp. Cuối cùng sẽ đưa ra chỉ số vô cùng chính xác. Khác với phương pháp xét nghiệm, bạn không cần tốn thời gian chờ đợi và chi phí thăm khám. Mọi công việc sẽ trở nên chủ động hơn khi bạn sử dụng máy đo nồng độ Oxy ngay tại nhà. 

>>> Xem thêm: Máy đo huyết áp Laica – Thương hiệu hàng đầu đến từ Ý

Hướng dẫn sử dụng máy đo nồng độ Oxy trong máu ngay tại nhà 

Nhiều người vẫn chưa biết nên sử dụng máy đo nồng độ như thế nào cho đúng cách. Để sử dụng máy đo nồng độ Oxy chính xác và hiệu quả, Thiết bị Y tế Đức Nga sẽ mách một số kinh nghiệm cơ bản mà bạn có thể tham khảo: 

Đo nồng độ Oxy trong máu: Những điều bạn không thể bỏ qua!

– Bước 1: Kiểm tra máy có pin hay không. Cần kiểm tra tình trạng pin trước khi sử dụng. Nếu máy đang hết pin, bạn hãy tìm chọn mua pin mới hoặc sạc (tùy vào từng loại máy khác nhau) 

– Bước 2: Tiến hành mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay của bạn chạm vào điểm tận cùng của máy. 

Một lưu ý quan trọng khi sử dụng máy này: Không nên sơn móng tay, sử dụng móng giả hoặc tác động trực tiếp của mỹ phẩm lên ngón tay. Cần để ngón tay gọn gàng, không quá dài. Bởi đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp khiến việc đo không đạt kết quả chính xác.

– Bước 3: Nhấn nút nguồn để máy bắt đầu khởi động. Không được cử động tay trong quá trình đo. Chỉ sau vài phút, bạn có thể nhận ngay kết quả và chỉ số hiển thị. 

– Bước 4: Sau khi kết thúc đo. Hãy rút ngón tay ra, máy sẽ tự động tắt sau vài giây.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về máy đo nồng độ Oxy

Trên đây là toàn bộ thông tin về Đo nồng độ Oxy trong máu. Chúng tôi hi vọng phần nào giúp bạn hiểu hơn về việc đo nồng độ Oxy. Nếu như bạn đang tìm hiểu chọn các mẫu máy đo nồng độ Oxy trong máu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.

039.4086.369