Máy tạo oxy trong phòng và những lưu ý khi sử dụng

Máy tạo oxy là thiết bị y tế quen thuộc và phổ biến hiện nay. Vậy máy tạo oxy trong phòng có khác gì so với máy tạo oxy? Hãy cùng Thiết bị y tế Đức Nga tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Tìm hiểu về máy tạo oxy: cấu tạo, nguyên lý hoạt động

Máy tạo oxy trong phòng có công dụng gì?

Theo nguyên lý thông thường, oxy dễ dàng từ phổi đi vào máu, tim mạch và bơm đi khắp các bộ phận trong cơ thể. Vì thế nên khi xảy ra bệnh ở phổi hoặc tim, oxy sẽ không thể được hấp thụ và vận chuyển đi đến các cơ quan của cơ thể nữa. Từ đó khiến cho các bộ phận hoạt động kém hơn và dẫn đến các triệu chứng: khó thở, toàn thân mệt mỏi, giảm trí nhớ, khả năng vận động giảm sút,… Lúc này, máy tạo oxy là thiết bị cần thiết cho các trường hợp bệnh cần cung cấp oxy. Dưới tác dụng của máy, việc tăng cường oxy đến các bộ phận cơ thể (đặc biệt là não) được thúc đẩy một cách hiệu quả. Từ đó hỗ trợ cho các bác sĩ và người chăm sóc trong việc điều trị người bệnh. 

Máy tạo oxy trong phòng được thiết kế để phục vụ cho các liệu pháp điều trị tại nhà. Nhờ đó giúp cho các gia đình có thể chăm sóc bệnh nhân thuận tiện. Đồng thời còn giảm thiểu được chi phí, việc di chuyển liên tục đến các bệnh viện, phòng khám để điều trị oxy.

Máy tạo oxy 3 lít 7F-3

Khi nào thì sử dụng máy tạo oxy trong phòng?

Khi nào cơ thể người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, cần oxy thì cho sử dụng máy tạo oxy. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra nồng độ oxy trong máu của bệnh nhân để điều chỉnh lượng oxy cho phù hợp. Nếu nồng độ oxy đo được 93 – 99% thì tình trạng bệnh nhân bình thường, không cần phải thở máy. Ngược lại, nếu nồng độ chạm mức nhỏ hơn 90% thì nên sử dụng máy cho bệnh nhân. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo những chỉ định của bác sĩ.

Những lưu ý khi sử dụng máy tạo oxy trong phòng

Cách sử dụng và nơi đặt máy

  • Nên sử dụng máy tạo oxy kèm bình làm ẩm vì oxy sau khi trải qua một quá trình tổng hợp, chiết tách tạp chất ở trong máy thì sẽ khô và nóng. Làm điều này sẽ hạn chế được việc bị khô tế bào hô hấp gây kích ứng họng, khô niêm mạc mũi,…
  • Khi sử dụng máy tạo oxy trong phòng, bạn nên để máy tạo oxy tại nơi cao ráo, không ẩm ướt. Đồng thời để máy cách tường và mặt đất khoảng 20cm.
  • Không sử dụng các vật phát lửa, không hút thuốc. Các thiết bị dùng điện phải có dây tiếp đất tránh phát tia lửa điện ở khu vực bệnh nhân đang thở oxy.
  • Cần sắp xếp máy phù hợp, tiện lợi và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Không nên đặt máy xa quá hoặc gần quá với người bệnh.

Liều lượng và thời gian thở oxy phù hợp

  • Liều lượng cũng như thời gian sử dụng máy phải được bác sĩ chỉ định, thông qua. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng để tránh gặp các tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm.
  • Cần theo dõi quá trình điều trị của người bệnh thường xuyên. Sau một khoảng thời gian sử dụng, nếu nhận thấy thể trạng người bệnh đã hồi phục, không còn mệt mỏi thì ngưng sử dụng máy. Đồng thời cho người bệnh hít thở oxy từ không khí tự nhiên.
  • Lưu ý không sử dụng máy tạo oxy cho người bệnh liên tục. Điều này có thể khiến phổi của bệnh nhân khó hoạt động bình thường trở lại và dễ bị nghiện oxy y tế. 

Xử lý khi máy tạo oxy gặp sự cố

  • Không nên vận hành máy khi thấy máy có biểu hiện hỏng rò rỉ.
  • Không cố tự sửa máy hoặc thay thế các linh kiện, vật tư không chính hãng. Nên liên hệ với trung tâm sửa chữa hoặc nhà cung cấp chính hãng để xem xét đúng tình trạng của máy, đồng thời thay thế linh kiện tương thích. 
  • Nên ngắt các nguồn điện để đảm bảo an toàn khi sửa chữa máy. 
  • Thường xuyên kiểm tra máy khi không sử dụng để phát hiện lỗi, hỏng. Từ đó kịp thời sửa chữa, đề phòng trường hợp máy lỗi khi cần dùng khẩn cấp. 

Máy tạo oxy iMedicare OC-5LH 5 lít

Xem thêm: Giường y tế đa năng “giải pháp” tối ưu hỗ trợ cho người bệnh

Trên đây là những thông tin về máy tạo oxy trong phòng mà chúng tôi muốn cung cấp đến bạn. Qua bài viết trên, Thiết bị y tế Đức Nga hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị. 

 

039.4086.369